vietnam   english

Về GS Cao Chi và Tác phẩm VẬT LÝ HIỆN ĐẠI – NHỮNG VẤN ĐỀ THỜI SỰ


Hôm nay chúng ta có mặt ở đây là để chúc mừng sinh nhật lần thứ 80 của GS Cao Chi và giới thiệu cuốn sách Vật lý hiện đại – những vấn đề thời sự của anh vừa mới được NXB Tri thức ấn hành.

Trước hết, thay mặt những người có mặt ở đây hôm nay xin chúc mừng anh trường thọ và có nhiều sức khỏe để tiếp tục cập nhật và giới thiệu với bạn đọc trong nước những vấn đề nóng nhất của vật lý hiện đại và những vấn đề liên quan.

Là người có cơ may được gần gũi và có nhiều dịp trao đổi với anh Cao Chi trong những năm gần đây, chúng tôi xin phép trước hết được giới thiệu đôi chút về anh. Anh Cao Chi là một người đa tài và uyên bác trong nhiều lĩnh vực, nên trong bài giới thiệu ngắn ngủi này tôi chỉ xin trình bày những hiểu biết của tôi về anh Cao Chi dưới ba góc độ: Cao Chi – nhà khoa học; Cao Chi - nhà sư phạmCao Chi – người nghệ sĩ.  
 

 http://khoahocvakhampha.com.vn/Portals/khoahocvakhampha/dichgia_PhamVanThieu/Vat%20ly%20va%20hien%20dai.jpg.jpg 
 

Có thể nói anh Cao Chi thuộc lứa những người làm vật lý chuyên nghiệp (nghĩa là nghiên cứu và giảng dạy, mà nghiên cứu là chính), được đào tạo rất cơ bản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi có bằng tú tài ở một trường nổi tiếng ở miền Trung, anh tập kết ra Bắc và được cử đi học ở một trong những trường đại học nổi tiếng, một trong những thánh đường khoa học uy tín nhất thế giới mà hồi đó lũ sinh viên chúng tôi hằng mơ ước, đó là trường ĐH Tổng hợp Mátxcơva, mang tên Lômônôxốp, hay thường gọi tắt là MGU, với những giáo sư lừng danh thế giới như Ivanenco, Landau, Kikoin... Sau khi tốt nghiệp xuất sắc khoa vật lý ở đây, anh về nước dạy ở ĐH Sư Phạm HN một năm, năm 1963 anh được cử đi nghiên cứu tại Viên liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna, một trung tâm nghiên cứu lớn hồi bấy giờ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Do được đào tạo rất cơ bản ở MGU cộng với niềm đam mê cháy bỏng muốn theo kịp trình độ vật lý lý thuyết thế giới theo lời dặn  dò của GS Tạ Quang Bửu trước khi anh lên đường, nên chỉ trong một thời gian ngắn anh đã bắt nhịp được với nhóm làm việc. Anh đã không ngại ngần chọn vấn đề nghiên cứu “hot” nhưng rất khó, đó là lý thuyết trường chuẩn. Điều thú vị là thực tế sau này đac chứng tỏ rằng hướng đi này là đúng đắn và đã dẫn tới lý thuyết thành công nhất của vật lý hiện đại là mô hình chuẩn ngày hôm nay. Điều thật đáng tiếc là năm 1968, “ba chàng ngự lâm pháo thủ” của nền vật lý Việt Nam là Cao Chi, Đào Vọng Đức và Đoàn Nhượng đều phải rời Dubna về nước với rất nhiều dự định còn dang dở. Về nước, cái bộ ba này một thời gian sau, mỗi người mỗi ngả, anh Cao Chi mấy năm sau chuyển sang làm về dự án điện hạt nhân. Có thể anh Cao Chi đã có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực này, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng niềm đam mê của anh không phải ở đó, sự trăn trở, khao khát của anh mãi mãi vẫn là những vấn đề của vật lý hiện đại. Tôi không phải là sinh viên của anh Cao Chi, nhưng có nhiều lần được tham dự các xêmina của anh. Với một giọng Huế dễ thương, với cách trình bày bảng rất nghệ thuật, chữ anh vốn bay bướm, nhưng khi nào dùng chữ to, khi nào dùng chữ nhỏ và viết vào chỗ nào trên bảng anh đều có dụng công cả, tuy nhiên, điều thực sự đặc biệt trong các bài giảng của anh, đó là sự hiểu biết rất sâu sắc những vấn đề mà anh trình bày lại kèm theo những ví dụ rất dí dỏm làm cho người nghe dễ tiếp thu những vấn đề hết sức trừu tượng và phức tạp vốn là những chủ đề anh thường đề cập trong các xêmina. Mấy năm sau khi về nước, tại một xêmina có một loạt bài giảng của GS Cao Chi. Những phương trình tính toán trong các bài giảng đó, sau hơn 30 năm tôi còn chỉ nhớ mang máng, nhưng có một ví dụ mà GS Cao Chi đưa ra về sự phá vỡ đối xứng tự phát thì tôi còn nhớ mãi. Đó là ví dụ có tên là tình huống con lừa Buridan (J. Buridan là một triết gia Pháp, thế kỷ XIV): hai bó cỏ non giống nhau được đặt hoàn toàn đối xứng ở hai bên mõm của một con lừa đói. Song dẫu rằng ta có thể chọn được hai bó cỏ lý tưởng hoàn toàn giống nhau đi nữa thì chú lừa sớm muộn cũng sẽ chén một trong hai bó cỏ đó, nghĩa là con lừa vẫn tự phát phá vỡ đối xứng. Điều thú vị là phá vỡ đối xứng kiểu này lại rất thường xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống và cả trong ... nghệ thuật nữa. Có thể nói rằng, trong số những chuyên gia vật lý hàng đầu của Việt Nam, anh Cao Chi là người có vốn văn hóa chung rộng lớn và phong phú nhất. Và chính cái vốn văn hóa vững vàng đó cộng với vốn kiến thức giàu có và sâu sắc cùng với tài năng sư phạm đã làm nên sự hấp dẫn đặc biệt trong các bài giảng của GS Cao Chi. Trong số những thầy giáo đại học mà tôi được thụ giáo, GS Hoàng Phương, GS Hoàng Tụy, GS Cao Chi là những nhà sư phạm lỗi lạc, vốn không nhiều lắm ở nước ta, mà tôi hâm mộ nhất.    

 Anh Cao Chi sinh năm 1931 ở Kontum, nhưng phần lớn tuổi niên thiếu sống ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và Sông Cầu (Phú Yên) xinh đẹp. Anh nổi tiếng học giỏi ở trường Võ Tánh (Bình Định) và trường Lương Văn Chánh (Phú Yên) thời đó. Nhà vật lý Thái Quảng, thủ trưởng cũ của tôi ở ĐH Kỹ thuật Quân sự, trong một lần tâm sự với tôi có kể rằng, thuở nhỏ anh trọ học nhà anh Cao Chi ở gần trường Lương Văn Chánh, và vào thời đó anh Cao Chi đã nổi tiếng là thần đồng Phú Yên. Trước anh, học ở trường Võ Tánh Quy Nhơn có nhà thơ Xuân Diệu và nhóm Bàn Thành Tứ Hữu (Bốn người bạn thơ đất Bình Định) gồm Chế Lan Viên, Yến Lan, Hàn Mặc Tử và Quách Tấn, những nhà thơ trẻ này đã cực kỳ nổi tiếng ở thời đó (và cả sau này nữa) trên thi đàn Việt Nam. Sống trong một vùng đất thơ mộng và đậm đặc không khí văn chương như thế, một tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm như anh Cao Chi làm sao có thể không hấp thu. Chỉ cần đọc các bài viết của anh, dù là những bài nói về những thứ khoa học cao siêu và trừu tượng, ta vẫn thấy phảng phất đâu đó chất văn chương kín đáo, mà đặc biệt là những bài anh viết về đối xứng thì cái vốn văn thơ, nhạc họa mà anh đã hấp thu từ thuở hoa niên đã được bộc lộ một cách hết sức tinh tế.

 

Để kết thúc phần giới thiệu này tôi xin trích dưới đây lời đánh giá vô cùng xác đáng của GS Tạ Quang Bửu sau khi đọc bài báo “Đối xứng, sự phá vỡ đối xứng và nguyên lý của cái đẹp”, một bài viết rất tài hoa của anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (số 5, 1984): “Bạn Cao Chi là một chuyên gia về lý thuyết trường lượng tử và là một nhà toán học sâu sắc, và cái gì bạn ấy viết cũng đều đã được suy tính kỹ, những bài viết của bạn ấy dù là về các vấn đề chuyên môn cũng đẹp về nhiều mặt: ý tứ, lời văn, tình nghĩa và trách nhiệm tương hỗ giữa người viết và người đọc ...”.  Thiết nghĩ khỏi cần phải nói gì hơn!
 

http://khoahocvakhampha.com.vn/Portals/khoahocvakhampha/dichgia_vuconglap/Caochi1.jpg

 

Bây giờ tôi xin được nói đôi lời về nguyên do ra đời của cuốn sách Vật lý hiện đại – những vấn đề thời sự. Vào dịp đầu xuân 2009, anh Chu Hảo và tôi có gặp nhau trao đổi về một dự án. Sau khi bàn bạc công chuyện xong, chúng tôi có nói về một số nhà vật lý đàn anh và nảy ra ý định, nếu có thể, NXB Tri Thức sẽ in cho mỗi anh một quyển sách “giối già”. Người đầu tiên chúng tôi nghĩ tới là anh Cao Chi. Ban đầu, do biết anh Chi đã xấp xỉ bát tuần, không còn sung sức như xưa nữa, nên chỉ định sắp xếp lại theo chủ đề các bài báo mà anh đã cho đăng nhiều năm trên các tạp chí Tia Sáng, Khoa học và Tổ quốc, Hoạt động Khoa học, Nghiên cứu Nghệ thuật  v.v.  Nhưng vốn là người tôn sùng cái đẹp và thích sự toàn bích, anh Cao Chi đã bỏ ra hai năm trời viết nên một quyển sách đồ sộ: bản thảo ban đầu dày tới 500 trang, và để làm được việc đó anh Cao Chi đã phải tham khảo biết bao bài báo và cuốn sách, cả phổ biến cũng như chuyên sâu, quả là một kỳ công đối với một người đã ở tuổi 80. Cuốn sách đề cập tới hầu hết các vấn đề thời sự của vật lý hiện đại được trình bày nhất quán như một cuốn sách hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể coi nó như một cuốn từ điển mà bạn có thể tra cứu gần như bất cứ vấn đề gì mà bạn cảm thấy khúc mắc khi đọc những tài liệu khác. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách này một kho tàng kiến thức phong phú và cập nhật, nhưng đồng thời cũng sẽ được thưởng thức những trang viết tài hoa giàu chất văn chương của nhà khoa học, nhà sư phạm và nhà nghệ sĩ Cao Chi.

    

Phạm Văn Thiều.
An Giang, 22/4/2011

 


Các tin khác
Vị trí 01
Vị trí 02
Vị trí 03
Sinh hoạt Khoa học tháng 6/2013 Một số mẩu chuyện chưa kể về Bóng đá
Sinh hoạt Khoa học tháng 5/2013  Richard P. Feynman, một trong những nhà Vật lý kiệt xuất mọi thời đại.

Sinh hoạt Khoa học tháng 3/2013 Buổi sinh hoạt đầu Xuân Quý Tỵ


  • Ngọc Vũ
    Ngọc Vũ
    Tên thật : Vũ Tuấn Ngọc
    Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Hệ...
  • Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Sinh năm 1975 tại Nam Định
    Công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Các...
  • Phạm Ngọc Điệp
    Phạm Ngọc Điệp
    Sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình, yêu thích vật lý, đạt nhiều giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia về vật...
  • Nguyễn Dung
    Nguyễn Dung
    Thạc sĩ Ngôn ngữ học, yêu thích văn chương, đã từng đăng bài trên tạp chí Văn học Tuổi trẻ, tạp chí Khoa...
  • Trần Thị Mai Hiên
    Trần Thị Mai Hiên
     Sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh và Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Italy, hiện công...
  • Ngô Minh Toàn
    Ngô Minh Toàn
    Sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và Tiến sĩ ngành Vật Lý Sinh Học tại Trieste-Italy
Tác giả Brian Greene Ngoài những công trình khoa học có giá trị về lý thuyết dây, Greene còn...
Mật Mã: Từ cổ điển đến lượng tử Trong lịch sử nhân loại đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc, như hai cuộc thế chiến đầu thế kỷ 20....
Tác giả Silvia Arroyo Camejo Camejo không phải là con người khô cứng vì sách vở. Cô học múa ballet, vẽ tranh...
Người bạn gái của lượng tử Mới 17 tuổi, Silvia Arroyo Camejo đã là tác giả của một cuốn sách ăn khách hạng nhất...
1. The scientist who‘s in love with literature
Pham Van Thieu loved writing and poetry from the moment he learnt to read. However, he wanted to be a mathematician. In the end he became a physicist. He has written 18 popular science books and is editor-in-chief of Physics and Youth Magazine.
2. Thư của GS.TSKH Đặng Vũ Minh gửi Tủ sách.
 Đây là bức thư của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi Tủ sách Khoa học và..
3. Chương trình giao lưu Khoa học và Khám phá
Tháng 11/2009, NXB Trẻ cùng nhóm chủ biên bộ sách Khoa học và khám phá tổ chức buổi giao lưu xoay quanh những nội dung khoa học hiện đại.

Nhân viên 02
Hotline: 0985 27 28 35


contact@khoahocvakhampha.com.vn
admin@khoahocvakhampha.com.vn