Bà Nguyễn Thị Bình và sáu tác giả nhận giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm nay. |
Hội trường hơn 200 ghế ở khách sạn Rex đã không đủ chỗ vì lượng khách đến tham dự, chúc mừng và tôn vinh sáu tác giả được giả. Hai tuần trước lễ trao giải, thông tin về giải thưởng và những gương mặt sẽ được xướng danh đã được giới truyền thông đặc biệt quan tâm.
Là giải thưởng thường niên, qua bốn năm liền tổ chức, tinh thần khai sáng và canh tân văn hóa của Phan Châu Trinh được chọn như một khuynh hướng, thái độ trí thức và học thuật, giải thưởng này dần dần tạo được độ tin cậy, sức lan tỏa lớn trong xã hội.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, là cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh đã có diễn văn đánh giá cao quá trình nghiên cứu, đóng góp và thái độ xã hội của sáu nhân vật nhận giải năm nay trong một bối cảnh xã hội còn nhiều quan ngại khách quan đối với người trí thức, nghiên cứu.
Cùng quan điểm với bà Bình, nhà văn Nguyên Ngọc trong diễn từ tổng kết, cũng cho rằng, chính những gương mặt được tôn vinh của giải năm nay, bề dày đóng góp, thái độ cống hiến lặng lẽ cho xã hội, sự dấn thân trí thức của họ đã nâng cao giá trị và uy tín của giải thưởng.
GS Chu Hảo và Dịch giả Phạm Văn Thiều. |
Trong khi đó, dịch giả Phạm Văn Thiều lại nhấn mạnh niềm say mê khoa học vật lý và văn chương đã đưa ông vào những cuộc du hành bất tận trong xứ sở tri thức khoa học, với tư các một nhà giáo, dịch giả, nhà nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trong diễn từ của mình cũng bày tỏ mối thao thức và trách nhiệm trước những giá trị di sản trứ thuật và sáng tác gắn với văn tự quốc ngữ chưa được sự quan tâm bảo tồn, giữ gìn một cách thỏa đáng từ giới nghiên cứu, cộng đồng lẫn cơ chế tại Việt Nam. “Tôi không phải là người lạc quan. Làm công việc khôi phục văn bản những tác phẩm cụ thể của những tác gia cụ thể đã và đang lùi sâu vào quá khức, tôi luôn luôn cảm thấy nguy cơ bị mất mát rất dễ xảy ra đối với mọi loại di sản”, ông nói.
Dịch giả Phạm Văn Thiều |
Ưu tư về thực tế giáo dục, giáo sư Hoàng Tụy, năm nay 84 tuổi, có cả cuộc đời làm nghề giáo, nghiên cứu giáo dục và đã có những đề xuất cải cách giáo dục mạnh mẽ, dù gặp nhiều trở ngại từ cơ chế, triết lý… Ông “xin nói thẳng” về những ấu trĩ, bất hợp lý trong chính sách giáo dục đã gây ra những hệ lụy lớn cho xã hội hiện tại và những tồn đọng hiện tại trong giáo dục sẽ còn tác động lâu dài đến tương lai. Và ông khẳng định rằng: “Chỗ nghẽn lớn nhất của phát triển xã hội hiện nay chính là giáo dục”.
Vui hơn mọi năm, lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm nay, hai tác giả nước ngoài nhận giải Việt Nam học cũng có mặt. Giáo sư Kevin Bowen (Mỹ) và tiến sĩ Ivo Vasiljev (Czech) đều bày tỏ sự cảm động khi được vinh danh tại một giải thưởng uy tín trên đất nước mà họ có gần cả cuộc đời âm thầm gắn bó, cống hiến.
Trong buổi trao giải, NXB Tri thức cũng công bố hai tư liệu giá trị: Diễn từ nhận giải quỹ văn hóa Phan Châu Trinh từ 2007 đến 2010 và Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng của GS. Hoàng Tụy. Mỗi cuốn chỉ in 300 bản, không bán.
Giải Phan Châu Trinh thuộc quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh chủ trương một hệ thống giải định kỳ và không định kỳ, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, dịch thuật, nghiên cứu và Việt Nam học. Kể từ năm nay, giải thưởng này sẽ được trao đúng vào 24.3 - ngày giỗ của nhà văn hóa Phan Châu Trinh.
Các tin khác |
1. | The scientist who‘s in love with literature
Pham Van Thieu loved writing and poetry from the moment he learnt to read. However, he wanted to be a mathematician. In the end he became a physicist. He has written 18 popular science books and is editor-in-chief of Physics and Youth Magazine.
|
2. | Thư của GS.TSKH Đặng Vũ Minh gửi Tủ sách.
Đây là bức thư của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi Tủ sách Khoa học và..
|
3. | Chương trình giao lưu Khoa học và Khám phá
Tháng 11/2009, NXB Trẻ cùng nhóm chủ biên bộ sách Khoa học và khám phá tổ chức buổi giao lưu xoay quanh những nội dung khoa học hiện đại.
|