Đa số chúng ta nghĩ rằng quá trình lão hóa xảy ra như sau: Ta yên tâm hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc, cho đến một ngày bỗng cảm thấy mình đã già, và rồi các triệu chứng cứ tiếp nhau đổ ập xuống trước đôi mắt ta đang mờ đi vì đục thủy tinh thể - xương ta bị thái hóa, lưng ta bị đau, ta quên tên của những người hàng xóm, ta sợ phải lái xe vào ban đêm, ta không thể chơi golf được nữa, ta không thể nghe những lời tâm sự của bạn đời, và cuộc sống tình dục của ta đi xuống một cách tội nghiệp. Chẳng bao lâu sau ta ăn bữa tối vào lúc ba giờ rưỡi và mục đích tối thượng của một ngày là đứng vững đủ lâu để bắt kịp vòng quay của số phận.
Điều này có nghĩa là bạn đang chết chìm chứ không phải đang tắm mình trong vẻ đẹp của cuộc sống. Chúng ta ở đây là để phản đối quan niệm như vậy về sự lão hóa và để tạo một cách suy nghĩ mới về "thuốc chống già". Tiêu điểm truyền thống của giới y học là điều trị các bệnh mãn tính và phục hồi các bệnh mãn tính liên quan tới tuổi tác như ung thư, đau tim, đột quỵ. Điều này dường như là đã rõ ràng, vì chỉ mình bệnh tim và ung thư đã là nguyên nhân của 50% trường hợp tử vong, nghĩa là bạn có thể sống lâu hơn 50% nếu như bạn tránh được những tên đao phủ khủng khiếp này. Thực ra không phải như vậy. Việc loại trừ các bệnh hiểm nghèo chỉ làm tăng tuổi thọ trung bình khoảng chín năm rưỡi, chứ không phải là ba mươi hay bốn mươi năm ta mong đợi. Vì sao vậy? Bởi vì còn những yếu tố khác nữa.
Để bổ xung những năm sống đích thực vào cuộc sống của bạn - cũng như cuộc sống đích thực vào những năm tháng sống - bạn cần giảm nguy cơ với tất cả các bệnh. Và cách duy nhất để thực hiện điều này là làm chậm quá trình lão hóa ở mức độ tế bào. Việc chữa bệnh ung thư hay bất kì bệnh nào khác không nhất thiết phải làm thay đổi bản chất hay tốc độ của quá trình lão hóa cơ thể của bạn. Sở dĩ như vậy vì lão hóa và bệnh tật - mặc dù tác động qua lại lẫn nhau - không phải là một. Khi ta già hơn, tất cả các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều từ từ xấu đi, làm cho ta dễ mắc bệnh hơn. Bằng cách làm chậm sự lão hóa ở mức độ tế bào và đồng thời phòng chống bệnh, ta có thể không những có một cuộc sống chất lượng cao hơn mà còn sống lâu hơn.
Pham Van Thieu loved writing and poetry from the moment he learnt to read. However, he wanted to be a mathematician. In the end he became a physicist. He has written 18 popular science books and is editor-in-chief of Physics and Youth Magazine.
Đây là bức thư của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi Tủ sách Khoa học và..