vietnam   english

R. Feynman: Dạy đã hay, chơi cũng giỏi


Feynman nhiều đam mê, ưa thử thách, thích “chơi” và đã chơi là chơi hết mình, dù đang trước bảng đen, trên sàn nhạc hay bên giá vẽ.


Mỗi bài giảng một đại tiệc vật lý

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182873

R. Feynman đang chơi trống bongo.

Trừ mấy năm phục vụ dự án Manhattan, còn lại hơn 40 năm làm việc của Feynman là hơn 40 năm dạy học. Với ông, điều kiện tiên quyết trong lựa chọn nơi làm việc là phải có giảng dạy. Feynman thương cho các vĩ nhân ở viện nghiên cứu cao cấp Princeton, vì họ không được giảng dạy. Bộ óc dù vĩ đại đến mấy, thì cũng có lúc chẳng có ý tưởng nào mới để mà nghiên cứu. Những khi như vậy mà không có giảng dạy, thì không chỉ trống rỗng, buồn tẻ, mà còn căng thẳng đến phát điên lên được. Những bài giảng đầu tiên của Feynman là về các phương pháp toán trong vật lý ở đại học Cornell. Cho dù là chuyên gia số một trong lĩnh vực này, ông vẫn bỏ rất nhiều thời gian để chuẩn bị, từ nội dung bài giảng, chọn kỹ từng ví dụ, từng bài tập, đến suy nghĩ cách trình bày, cách khơi dậy tính năng động của sinh viên, cho nên mỗi “bài giảng Feynman” là một đại tiệc về vật lý và ngay lập tức ông trở thành thần tượng của cả những sinh viên kiêu ngạo nhất (như Freeman Dyson kể trong lời tựa viết cho cuốn Niềm vui khám phá, NXB Trẻ 2009). Feynman chỉ trích việc thời ấy người ta đưa vào sách giáo khoa toán phổ thông các hệ cơ số khác nhau, ví như đổi một số viết trong hệ cơ số 7 sang hệ cơ số 5. Ông bảo, việc đó là vô bổ. Feynman cho rằng chỉ nên dạy học sinh những kiến thức hữu ích, thực sự cần thiết cho tương lai. Khi thăm Brazil, được mời nói trước một cử toạ lớn những suy nghĩ của mình về giảng dạy khoa học ở nước này, ông nói luôn: ở Brazil không có giảng dạy khoa học gì cả, vì sinh viên học vẹt theo sách giáo khoa, còn sách thì toàn những định nghĩa chung chung nhạt nhẽo. Cũng trong chuyến thăm này, Feynman được mời báo cáo ở viện Hàn lâm khoa học Brazil. Mặc dù ngôn ngữ chính thống của Brazil là tiếng Bồ Đào Nha, trước Feynman các báo cáo viên bản xứ đều dùng thứ tiếng Anh mà Feynman không thể nào hiểu được. Đến lượt mình, Feynman nói: “Tôi xin lỗi nên đã không chuẩn bị báo cáo bằng tiếng Anh”, rồi báo cáo bằng tiếng Bồ. Thế là những người sau ông cũng dùng tiếng Bồ, và từ đó trở đi tất cả các báo cáo ở viện Hàn lâm khoa học Brazil đều dùng tiếng Bồ.

Tay trống có hạng

Ngay từ khi còn làm cho dự án Manhattan ở Los Alamos, chàng tiến sĩ trẻ Feynman từng mình trần miệng nghêu ngao, tay gõ trống trên đồi vắng dưới ánh trăng, đến nỗi đồng nghiệp đinh ninh ông là người... da đỏ. Về Cornell, dù vẫn chưa được học hành gì, tiếng trống của Feynman vẫn lôi cuốn đến nỗi bà chủ nhà xin được vào phòng nghe cho rõ. Thăm Brazil, Feynman mê nhạc đường phố, đã từng học vài loại nhạc cụ, rồi mặc áo lót, quần lửng cũ cùng nhóm nhạc địa phương biểu diễn trên phố, được các cô gái vươn người qua cửa sổ trầm trồ khen ngợi. Nhưng, tay trống của Feynman chỉ thực sự “nghệ” sau khi được học và thực hành trống bongo với nhóm nhạc châu Phi của một anh chàng người Nigeria có tên Ukonu. Từ đấy, Feynman cùng Ralph Leighton (thầy giáo về toán, con trai một người bạn của Feynman) thường xuyên biểu diễn trống ở các bữa tiệc hay các trường học, thậm chí còn thành lập một ban nhạc có tên Ba Hạt Quark. Hãy tưởng tượng, một giáo sư nổi tiếng của Caltech, một nhà vật lý giải Nobel, trên sân khấu trước hàng trăm đồng nghiệp và sinh viên, say sưa đệm trống cho một vở kịch, trong đó có cảnh anh chàng si tình đưa cô gái vào một nhà nghỉ ở Havana! Đỉnh cao “sự nghiệp” trống của Feynman là vở balê với nền nhạc trống của ông đã giành giải nhì trong cuộc thi balê quốc tế ở Paris. Một cô đạo diễn múa mê tiếng trống của Feynman đã mời ông cùng Ralph soạn nhạc trống (chỉ trống thôi) cho vở balê của cô. Vở này được giải lớn ở Mỹ. Thừa thắng, cô đạo diễn tiếp vở nữa, mang đi thi ở Paris và được giải nhì!

“Hoạ sĩ Ofey”

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182874

Trước giá vẽ, ảnh chụp năm 1985.

Feynman kể, ngày học ở trường ông vẽ rất kém, chẳng thể vẽ gì hơn đại loại một kim tự tháp giữa sa mạc, nghĩa là hầu như chỉ gồm các đường thẳng. Tình cờ trong một bữa tiệc, Feynman gặp một hoạ sĩ tên Jerry Zorthian. Chắc là có duyên, nên gặp là thân ngay. Hai người thoả thuận: Feynman dạy vật lý cho Jerry, còn Jerry dạy vẽ cho Feynman. Không rõ Jerry là học sinh tối dạ hay Feynman không biết cách dạy, mà Jerry chẳng tiến bộ chút nào về vật lý. Feynman thì ngược lại, quyết tâm học vẽ rất bài bản. Một giáo sư nổi tiếng cặm cụi học cách chọn giấy, cầm bút, và chẳng hề tự ái khi bọn trẻ cùng lớp chê cười. Feynman tâm sự, ông muốn học vẽ để chuyển tải lên tranh cảm xúc của mình về vẻ đẹp của tự nhiên, điều mà các hoạ sĩ không thể cảm nhận được. Bức tranh Từ trường Mặt trời là một minh chứng: từ trường kéo các đám khí cháy dọc theo các đường sức từ vừa rực rỡ màu sắc vừa uốn lượn mềm mại xung quanh quả cầu lửa. Bức tranh được một cô gái mua tặng chồng nhân sinh nhật. Tranh của Feynman được trưng bán ở cửa hàng sang nhất thành phố Pasadena. Giới hội hoạ còn tổ chức hẳn một triển lãm tranh riêng của Feynman ở Caltech với nhiều chục bức dưới bút hiệu “Ofey” đã được người mua cho mượn lại. Feynman khiêm tốn nói: “Nếu tôi không là một giáo sư thì chắc gì người ta khen tranh của tôi như vậy”.

Feynman nhiều đam mê, ưa thử thách, thích “chơi” và chơi hết mình. Tay không, ông mở tất cả các két sắt lưu giữ thông tin tối mật về bom nguyên tử của Mỹ. Ông là chuyên gia giải mã ký tự của người Maya. Ông tìm hiểu về bản chất của giấc mơ và tự mình nằm trong bình kín nhiều giờ để chiêm nghiệm “ảo giác”… Và, một cốt cách rất Feynman là, trong mọi trò chơi ông luôn trung thực – cái trung thực tuyệt đối của người làm khoa học.

Nguyễn Trần

Theo sgtt.vn

 


Các tin khác
Vị trí 01
Vị trí 02
Vị trí 03
Sinh hoạt Khoa học tháng 6/2013 Một số mẩu chuyện chưa kể về Bóng đá
Sinh hoạt Khoa học tháng 5/2013  Richard P. Feynman, một trong những nhà Vật lý kiệt xuất mọi thời đại.

Sinh hoạt Khoa học tháng 3/2013 Buổi sinh hoạt đầu Xuân Quý Tỵ


  • Ngọc Vũ
    Ngọc Vũ
    Tên thật : Vũ Tuấn Ngọc
    Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Hệ...
  • Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Sinh năm 1975 tại Nam Định
    Công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Các...
  • Phạm Ngọc Điệp
    Phạm Ngọc Điệp
    Sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình, yêu thích vật lý, đạt nhiều giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia về vật...
  • Nguyễn Dung
    Nguyễn Dung
    Thạc sĩ Ngôn ngữ học, yêu thích văn chương, đã từng đăng bài trên tạp chí Văn học Tuổi trẻ, tạp chí Khoa...
  • Trần Thị Mai Hiên
    Trần Thị Mai Hiên
     Sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh và Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Italy, hiện công...
  • Ngô Minh Toàn
    Ngô Minh Toàn
    Sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và Tiến sĩ ngành Vật Lý Sinh Học tại Trieste-Italy
Tác giả Brian Greene Ngoài những công trình khoa học có giá trị về lý thuyết dây, Greene còn...
Mật Mã: Từ cổ điển đến lượng tử Trong lịch sử nhân loại đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc, như hai cuộc thế chiến đầu thế kỷ 20....
Tác giả Silvia Arroyo Camejo Camejo không phải là con người khô cứng vì sách vở. Cô học múa ballet, vẽ tranh...
Người bạn gái của lượng tử Mới 17 tuổi, Silvia Arroyo Camejo đã là tác giả của một cuốn sách ăn khách hạng nhất...
1. The scientist who‘s in love with literature
Pham Van Thieu loved writing and poetry from the moment he learnt to read. However, he wanted to be a mathematician. In the end he became a physicist. He has written 18 popular science books and is editor-in-chief of Physics and Youth Magazine.
2. Thư của GS.TSKH Đặng Vũ Minh gửi Tủ sách.
 Đây là bức thư của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi Tủ sách Khoa học và..
3. Chương trình giao lưu Khoa học và Khám phá
Tháng 11/2009, NXB Trẻ cùng nhóm chủ biên bộ sách Khoa học và khám phá tổ chức buổi giao lưu xoay quanh những nội dung khoa học hiện đại.

Nhân viên 02
Hotline: 0985 27 28 35


contact@khoahocvakhampha.com.vn
admin@khoahocvakhampha.com.vn