vietnam   english

R. Feynman: lãng tử “chơi” vật lý


Richard Feynman là một thiên tài vật lý, là một anh hề, hay cả hai – như Freeman Dyson đã viết trong lời tựa cuốn bán tự truyện của Feynman – The pleasure of finding things out (bản tiếng Việt: Niềm vui khám phá, NXB Trẻ 2009). Đam mê, hài hước, hết mình và trung thực tuyệt đối, đó là những gì làm nên nhân cách Feynman.

Lý lịch trích ngang

Nhà vật lý Richard Feynman (1918 – 1988).

Ở đầu cuốn bán tự truyện Surely, are you joking, Mr. Feynman (bản tiếng Việt: Feynman – Chuyện thật như đùa, NXB Trẻ 2012) có non nửa trang liệt kê các mốc quan trọng trong cuộc đời Richard Feynman, như: sinh năm 1918 ở Far Rockaway (Mỹ); 1935 vào đại học MIT; 1939 làm nghiên cứu sinh ở Princeton; 1943 – 1945 tham gia dự án Manhattan (chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên); 1946 – 1950 làm việc ở đại học Cornell, rồi chuyển về làm việc ở Caltech cho đến cuối đời; kết hôn ba lần, có hai con; thăm Brazil vào 1949 và 1951; thăm Nhật vào 1951. Chấm hết! Chẳng lẽ cuộc đời của một trong mười nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại (theo British Journal Physics World) chỉ như vậy? Thế còn việc Feynman trở thành giáo sư năm 28 tuổi? Hay việc ông được chọn làm thành viên viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ) và cả thành viên nước ngoài của hội Hoàng gia (Royal Society, Anh) nữa? Hay việc ông được nhận Oersted Medal, huân chương cao quý nhất dành cho các thầy giáo? Hay, thậm chí việc ông đoạt giải thưởng Nobel

Vật lý? Với ai đó, chỉ cần sở hữu một trong các chức danh, phần thưởng kể trên cũng thừa đủ để nhấm nháp vinh quang suốt cả đời. Nhưng, với Feynman thì tất cả tước hiệu, phẩm bậc, phần thưởng chưa bao giờ là mục đích của đời ông. Feynman như một lãng tử suốt đời chìm trong đam mê: mê chơi trống, mê vẽ tranh, mê bẻ mã khoá, mê lý giải các ký tự của người Maya, mê ngồi ở các quán bar, mê kỹ thuật, mê giảng dạy, và đặc biệt là mê “chơi” vật lý. Ông gọi “nghiên cứu” là “chơi” – mà đã chơi thì phải hết mình.


Dị ứng với các hội đồng

Feynman mất ngày 15.2.1988, tính theo lịch ta thì đã vào tuổi “cổ lai hy”. Trong gần 50 năm làm khoa học với 42 năm ở cương vị giáo sư, Feynman chỉ hai lần tham gia hội đồng, uỷ ban, và cả hai lần ông đều một mình chống lại bệnh quan liêu hành chính, giả dối, và vô trách nhiệm. Lần đầu, Feynman tham gia hội đồng thẩm định sách giáo khoa của bang California. Trong khi ông dành rất nhiều thời gian để đọc kỹ và đánh giá cụ thể về từng cuốn sách, thì các vị uỷ viên hội đồng khác lại chẳng hề đọc gì, thế mà vẫn có “đánh giá” đầy đủ – dựa trên nhận xét của người khác! Quan liêu và vô trách nhiệm đến mức, một cuốn sách khi gửi đến để thẩm định chỉ có mỗi tờ bìa, thế mà người ta vẫn “đánh giá” nào là nội dung thế này, nào là hình thức thế kia, y như thật.

“Với tôi thanh danh chỉ là phù phiếm. Tôi không cần danh tiếng, bởi đó chỉ là nỗi phiền toái, chỉ là hình thức, là vỏ bọc”

 R. FEYNMAN

Feynman cũng chứng kiến cảnh các nhà xuất bản quà cáp hay mời mọc các uỷ viên hội đồng như thế nào. Quá buồn nản và mệt mỏi với một thực tiễn vô phương cứu vãn, Feynman xin rút khỏi hội đồng này trước khi công việc kết thúc. Lần sau, vang dội hơn, đó là chuyện Feynman tham gia uỷ ban điều tra nguyên nhân vụ nổ tàu con thoi Challenger ngày 28.1.1986 làm bảy người chết và mang lại nỗi tủi hổ cho NASA. Với tư cách đại diện cho giới khoa học, Feynman đã dày công đi khắp nơi, gặp từng người có liên quan để tìm hiểu nguyên nhân vụ nổ. Ông đã dũng cảm chỉ ra cái ngu dốt và vô trách nhiệm của những người quản lý chạy theo thành tích. Nói “dũng cảm”, bởi lẽ uỷ ban điều tra cho rằng báo cáo của Feynman làm tổn hại danh dự NASA, nên định ỉm đi. Feynman quá thông minh, trung thực và thẳng thắn, nên rất không thích hợp với việc tham gia các kiểu hội đồng, uỷ ban này nọ. Đến như viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ), mà vừa được mời vào, ông đã vội xin ra ngay, vì theo ông công việc của tổ chức này thật vô bổ, quanh quẩn chỉ là xét chọn các thành viên mới, rồi mưu mô kéo vây kéo cánh…

Liệu ở đâu đó trên đời này còn có người tựa như Feynman?


Nobel: mất nhiều hơn được

Feynman kể, ông rất bực mình khi ai đó điện thoại vào khoảng 3 – 4 giờ sáng, cho dù người đó thông báo rằng ông đã đoạt giải Nobel. Ngay lúc ấy Feynman đã nghĩ, chà, liệu có cách nào từ chối nhận giải thưởng này không nhỉ. Ông bày tỏ ý nghĩ của mình với phóng viên tạp chí Time, nhưng người ở đầu dây bên kia khẳng định rằng việc từ chối là không thể. Hôm sau, đại diện lãnh sự quán Thuỵ Điển gặp Feynman bàn về việc tổ chức tiệc mừng, thống nhất là mỗi bên đưa ra một danh sách khách mời, rồi sẽ hợp lại. Feynman đưa ra danh sách tám người, trong đó có ông... hàng xóm bên kia đường. Còn phía Thuỵ Điển mang đến danh sách khoảng 300 người, gồm thống đốc bang, quan chức này, chủ doanh nghiệp kia và giải thích thêm là, mời vậy thôi chứ chắc gì họ đã đến! Feynman không thể chấp nhận cái trò hình thức, biết người ta không đến mà vẫn cứ mời. Thế nên, cuối cùng, chẳng có tiệc mừng nào cả. Trong thời gian ở Thuỵ Điển nhận giải thưởng, Feynman luôn cười cợt với tất cả những lễ nghi hoàng gia rườm rà và vô bổ, để rồi khi rẽ qua đọc bài giảng ở CERN, ông nói: “Ở Thuỵ Điển chúng tôi ngồi vẩn vơ, nói liệu việc chúng tôi nhận Nobel có mang lại thay đổi gì không. Tôi thì thấy là, đã có thay đổi, đó là: tôi hơi thích bộ cômlê này!” (Feynman vốn không bao giờ mặc vét giảng bài). Tổng kết toàn bộ “vụ” Nobel 1965, Feynman bảo là “mất nhiều hơn được”. “Được” là có ít tiền (55.000 đôla, sau chia sẻ với Tomanaga và Schwinger) mua ngôi nhà bên bờ biển. “Mất” là không còn được sống tự nhiên theo đúng bản tính và mong muốn của mình.

Trả lời phỏng vấn của BBC, Feynman nói: “Với tôi thanh danh chỉ là phù phiếm. Tôi không cần danh tiếng, bởi đó chỉ là nỗi phiền toái, chỉ là hình thức, là vỏ bọc”. Và, ông khẳng định: “Phần thưởng đích thực chính là niềm vui khám phá”.

NGUYỄN TRẦN

Theo SGTT.vn

 


Các tin khác
Vị trí 01
Vị trí 02
Vị trí 03
Sinh hoạt Khoa học tháng 6/2013 Một số mẩu chuyện chưa kể về Bóng đá
Sinh hoạt Khoa học tháng 5/2013  Richard P. Feynman, một trong những nhà Vật lý kiệt xuất mọi thời đại.

Sinh hoạt Khoa học tháng 3/2013 Buổi sinh hoạt đầu Xuân Quý Tỵ


  • Ngọc Vũ
    Ngọc Vũ
    Tên thật : Vũ Tuấn Ngọc
    Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Hệ...
  • Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Phạm Thu Hằng
    Sinh năm 1975 tại Nam Định
    Công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Các...
  • Phạm Ngọc Điệp
    Phạm Ngọc Điệp
    Sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình, yêu thích vật lý, đạt nhiều giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia về vật...
  • Nguyễn Dung
    Nguyễn Dung
    Thạc sĩ Ngôn ngữ học, yêu thích văn chương, đã từng đăng bài trên tạp chí Văn học Tuổi trẻ, tạp chí Khoa...
  • Trần Thị Mai Hiên
    Trần Thị Mai Hiên
     Sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh và Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Italy, hiện công...
  • Ngô Minh Toàn
    Ngô Minh Toàn
    Sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và Tiến sĩ ngành Vật Lý Sinh Học tại Trieste-Italy
Tác giả Brian Greene Ngoài những công trình khoa học có giá trị về lý thuyết dây, Greene còn...
Mật Mã: Từ cổ điển đến lượng tử Trong lịch sử nhân loại đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc, như hai cuộc thế chiến đầu thế kỷ 20....
Tác giả Silvia Arroyo Camejo Camejo không phải là con người khô cứng vì sách vở. Cô học múa ballet, vẽ tranh...
Người bạn gái của lượng tử Mới 17 tuổi, Silvia Arroyo Camejo đã là tác giả của một cuốn sách ăn khách hạng nhất...
1. The scientist who‘s in love with literature
Pham Van Thieu loved writing and poetry from the moment he learnt to read. However, he wanted to be a mathematician. In the end he became a physicist. He has written 18 popular science books and is editor-in-chief of Physics and Youth Magazine.
2. Thư của GS.TSKH Đặng Vũ Minh gửi Tủ sách.
 Đây là bức thư của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi Tủ sách Khoa học và..
3. Chương trình giao lưu Khoa học và Khám phá
Tháng 11/2009, NXB Trẻ cùng nhóm chủ biên bộ sách Khoa học và khám phá tổ chức buổi giao lưu xoay quanh những nội dung khoa học hiện đại.

Nhân viên 02
Hotline: 0985 27 28 35


contact@khoahocvakhampha.com.vn
admin@khoahocvakhampha.com.vn